Minh Hieu - Hung Yen Co., Ltd
I. Chuẩn bị điều kiện nuôi:
– Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
– Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
– Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
– Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm – 10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
– Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
1. Chuồng trại
– Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây dựng chuồng gà. Nên làm chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng buổi sáng và tránh được nắng buổi chiều.
– Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp.
– Nuôi gà thả đồi, vườn thì chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ ít nhất 0,5 – 1 m2/con.
– Mặt trước cửa chuồng nên hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
– Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn để gà có khoảng chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
2. Lồng úm hoặc quây úm gà con
– Lồng úm: Kích thước 2m x 1m x 0,5m úm trung bình 100 gà con.
– Quây úm: Dùng quây úm bằng cót hoặc vanh tôn, cao 45 – 50 cm, chiều rộng quây úm nới rộng theo tuổi gà, đảm bảo mật độ trung bình giai đoạn úm 30 con/m2.
– Sưởi ấm cho gà bằng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại.
3. Máng ăn
– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
– Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
– Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
4. Máng uống
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn, nếu để máng ở ngoài thì cần thiết kết lồng chụp chỉ để cho gà thò đầu vào uống, không cho chân vào máng nhằm đảm bảo vệ sinh. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
II. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
1. Chọn giống
– Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Ri Lai…
– Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Ai cập, gà Lương Phượng, gà Ri….
Chọn giống gà con
– Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
– Chọn những con phản xạ nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân bóng.
– Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
2.1. Úm gà
Để đảm bảo nhiệt độ cho gà con cần các dụng cụ sưởi ấm như bóng điện, bếp than tổ ong, bếp trấu. Yêu cầu về nhiệt độ của gà qua các tuần tuổi như sau:
Quan sát các biểu hiện sau đây để nhận biết gà đủ ấm hay không:
– Khi nhiệt độ thích hợp gà phân tán khắp chuồng, đi ăn, uống vận động nhanh nhẹn.
– Nếu nhiệt độ lạnh quá thì gà con thường co cụm dày đặc dưới chân đèn hoặc nằm thành vành đai quanh đèn, không chịu đi lại, ăn, uống, nằm chồng chất lên nhau dẫn đến chết đói, chết khát, chết ngạt.
– Nếu nóng quá thì gà con tản ra xa đèn, nằm ở góc chuồng, sã cánh, thở nhiều, ít ăn, uống nước nhiều, tiêu chảy, chậm lớn.
Yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, dù cho ăn tốt, nhưng nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống không cao.
Trong 3 – 4 giờ đầu chỉ cho gà uống nước pha thêm đường glucoza 5 – 10% (50 – 100 gr đường/ 1 lít nước) hoặc pha 1 – 2 thìa mật ong trong 1 lít nước, hoặc thuốc úm gà con sau đó mới cho gà ăn.
2.2. Chiếu sáng cho gà
– Gà con, gà thịt cần chiếu sáng suốt đêm, ngày cho gà ăn (ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên).
– Gà dò từ 10 – 20 tuần tuổi không cần chiếu ánh sáng ban ngày mà nên sử dụng ánh sáng tự nhiên.
– Gà mái đẻ: bảo đảm 14 – 15 giờ chiếu sáng/ngày, kể cả ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên.
2.3. Thức ăn cho gà
+ Gà từ 1 – 40 ngày tuổi
Cho ăn tự do với cám viên hỗn hợp, cho ăn nhiều bữa/ngày (7 – 8 bữa/ ngày) để tăng khả năng tiêu hoá và kích thích tính thèm ăn.
Gà được 35 ngày tuổi luyện gà để thả ra khu chăn nuôi hoặc vườn đã được bao xung quanh, không chăn thả tự do.
+ Gà từ 40 – xuất chuồng
Cho gà ăn cám viên hỗn hợp dành cho gà tuổi lớn hoặc ăn cám tự phối chế theo công thức sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamin. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị quá béo làm giảm sản lượng trứng.
Có máng ăn treo ngoài vườn hoặc khu chăn nuôi (chú ý có mái che máng ăn tránh mưa nắng làm hỏng thức ăn). Máng treo phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
Cho gà ăn tự do suốt quá trình nuôi, để đèn ban đêm cho gà ăn càng nhiều càng tốt, khi chuyển thức ăn từ loại này sang loại khác phải làm từ từ. Phương pháp chuyển thức ăn như sau:
Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước bẩn trong vườn.
Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6 – 7.
- Chú ý trong khi nuôi hoặc chủng ngừa cần loại những con còi cọc, nhốt và nuôi riêng để đạt tỷ lệ đồng đều cao.
Chú ý: Không nuôi nhiều cỡ gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.
2.4. Vệ sinh phòng bệnh
– Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, quan sát sức khoẻ đàn gà.
– Định kỳ tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng thuốc sát trùng hoặc bằng vôi bột 15 ngày 1 lần.
– Hạn chế người ra vào, trước cửa chuồng nuôi hoặc khu chăn nuôi cần có một hố sát trùng để sát trùng giày dép trước khi vào chuồng nuôi.
– Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng.
– Thực hiện đúng lịch sử dụng thuốc thú y theo quy định sau.
Thuốc, vacxin
Vacxin nhỏ mắt mũi,
thuốc uống, trộn thức ăn
+ Lưu ý khi dùng vacxin phòng bệnh
Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
Lắc kỹ vacxin trước và trong khi dùng.
+ Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
+ Phòng bằng thuốc:
Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxytetracylin, colistin…
Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin…
Bệnh cầu trùng: Han EsB3, anticocid…